Nhiều học sinh dùng xe đạp điện, xe máy dưới 50cc coi thường luật

Nhiều học sinh dùng xe đạp điện, xe máy dưới 50cc coi thường luật

Ngày đăng: 27/10/2024 04:30 PM

    "Bố mẹ thương con đi học vất vả nên mua xe đạp điện, xe máy cho con là bình thường. Nhưng đã lo thì không chỉ vứt cái xe cho các con là xong, như buộc các cháu phải nắm chắc luật giao thông chẳng hạn", một độc giả chia sẻ.

     

    CÔNG TY TNHH MTV THẾ GIỚI XE ĐIỆN NGÂN HUY
     

    Đặt một chiếc xe có tốc độ hàng chục km/h trong tay những người không bắt buộc học luật khá rủi ro - Ảnh: Lao động

     

    Dưới đây là chia sẻ của chị N.Hoa, sống ở Hà Nội, về kinh nghiệm mua xe:

    Nhiều học sinh đang sử dụng xe đạp điện, xe máy dưới 50cc như một hình thức di chuyển thay cho việc không được cầm lái xe máy do chưa đủ tuổi.

    Học sinh được sử dụng do những chiếc xe này đã được giới hạn tốc độ. Theo quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, xe gắn máy được định nghĩa là những "phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3", còn xe đạp máy, xe đạp điện được liệt kê vào nhóm "xe thô sơ".


    Theo thông tư số 39/2013/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện, phương tiện này có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không quá 25km/h.

    Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ cần gõ "xe đạp điện chạy 40km/h" trên thanh công cụ tìm kiếm là dễ dàng xuất hiện các mẫu xe đạp điện "tốc độ cao" được bày bán công khai trên mạng và ngoài cửa hàng. Thông số này không khác tốc độ thường thấy của xe máy đi trong đô thị là bao.

    Các em ở lứa tuổi học sinh thường khó làm chủ tốc độ tốt. Có lẽ bố mẹ ở nhà luôn dạy con đi đúng luật và đúng tốc độ. Nhưng ra đường, tôi thấy không thiếu những trường hợp ngược lại.

    Một vấn đề nữa là các loại xe điện thường có động cơ khá êm. Do đó, việc sử dụng còi cảnh báo là rất cần thiết. Nhưng thay vì bấm còi xin đường, nhiều em lại lạng lách đánh võng, khiến tôi nhiều lúc phải giật mình vì sự xuất hiện bất ngờ của chiếc xe đạp điện đi bên cạnh, rồi nhanh chóng vượt lên. Cũng may tôi thường xuyên di chuyển với tốc độ khá chậm rãi, tay luôn đặt vào phanh nên chưa xảy ra trường hợp đáng tiếc nào.

    Thực ra, tôi cũng hiểu quản không được thì cấm không phải là phương án tối ưu. Nhưng giá như có cuộc thi lấy bằng lái xe cho lứa tuổi học sinh, hoặc bổ sung tiết học về luật an toàn giao thông đường bộ và yêu cầu có chứng chỉ hoàn thành tiết học này có thể tốt nghiệp chẳng hạn. Ít nhất, khi phải thi, các em sẽ buộc phải học luật giao thông, thay vì cứ nhảy lên xe rồi phóng như hiện nay.